Tìm hiểu về MSDS

bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

Nội Dung

Msds là gì?

MSDS ( Material Safety Data Sheet ) là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ loại văn bản chứa các dữ liệu về thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó thường xuất hiện trong lĩnh vực vận tải, vận chuyển với mục đích thông báo cho người vận chuyển hoặc làm việc với chúng biết về mức độ nguy hiểm của nó để có quy trình xử lý và làm việc với nó một cách an toàn và hiệu quả. Như vậy, msds sẽ được áp dụng đối với những loại hàng hóa nguy hiểm.

bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Hàng hóa nguy hiểm (HHNH) có thể là thành phẩm hoặc nguyên liệu có chứa thành phần nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của con người. Do vậy, việc kiểm soát, vận chuyển và bảo quản chúng vô cùng quan trọng. Chúng cần được xử lý đúng cách và tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo quản hóa chất, đặc biệt là các nhà chuyên chở.

Hiện nay, có nhiều quy định về kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm kể cả trong nước và quốc tế như: Khuyến nghị của Liên Hợp Quốc về vận chuyển HHNH, quy định về vận chuyển HHNH của IATA và các hướng dẫn kỹ thuật của ICAO. Đó là những cơ quan có thẩm quyền đặt ra các yêu cầu về cách đóng gói, dán nhãn, xử lý và vận chuyển HHNH.

Theo quy định về phân loại căn cứ trên tính chất độc hại của hóa chất có thể gây ra rủi ro, HHNH được chia thành 9 loại chính đó là : Chất nổ, Chất lỏng dễ cháy, Chất khí, Các chất oxy hóa, Các chất độc và truyền nhiễm, Các chất ăn mòn, Chất rắn dễ cháy và Vật liệu phóng xạ.

Tương ứng với từng loại hàng hóa nguy hiểm sẽ có những yêu cầu đảm bảo an toàn phù hợp. Người vận chuyển phải kiểm tra trên cơ sở đó trước khi nhận vận chuyển. Nếu sản phẩm, nguyên liệu đáp ứng tất cả các quy định về an toàn cho con người và cho môi trường thì nó mới được phép đưa lên tàu. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khâu kiểm soát này được thực hiện rất chặt chẽ.

Vai trò của MSDS trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

Khi chuyên chở hàng hóa nguy hiểm, trước tiên người chuyên chở sẽ yêu cầu bảng MSDS, chứa đầy đủ thông tin về hàng hóa này. MSDS cực kỳ quan trọng với người chuyên chở vì dựa vào đó mà họ có chấp nhận chở hàng hóa đó không. Về cơ bản, bên chuyên chở phải đáp ứng đủ điều kiện, yêu cầu về xử lý hàng hóa đó theo tiêu chuẩn. Cho nên các chủ tàu sẽ từ chối nếu nhận thấy khả năng gây nguy hại của các loại hàng hóa này vượt tầm kiểm soát của họ, cũng có thể hiểu là họ đánh giá và từ chối rủi ro.

Bảng hướng dẫn MSDS rất quan trọng trong ngành Logistics

MSDS cũng được cung cấp cho các công nhân, nhân viên cứu hộ để họ nắm được thông tin về cách xử lý, làm việc với các chất đó một cách an toàn, không để xảy ra cháy nổ hay các hiện tượng ngộ độc cấp tính, mãn tính với hóa chất. Đa phần các quốc gia phát triển có những quy định và yêu cầu giống nhau, tuy nhiên, trong cùng 1 quốc gia thì hình thức của MSDS từ các nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm có thể khác nhau và phụ thuộc vào các yêu cầu của nước đó.

MSDS
MSDS

Các nội dung có trong bảng chỉ dẫn MSDS

– Thông tin cơ bản về hàng hóa như: tên gọi thương phẩm , tên gọi hóa học , các số đăng ký CAS, RTECS, v..v

– Các thuộc tính hóa học như : đặc điểm nhận dạng bên ngoài, màu sắc, tỷ trọng riêng, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, tỷ lệ bay hơi, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, áp suất hơi, điểm tự cháy, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong nước hoặc trong các dung môi hữu cơ, ..v..v

– Thành phần hóa học có trong hàng hóa, ghi rõ họ hóa chất, công thức, các phản ứng hóa học như chất oxi hóa, axit.

– Các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như: mắt, da, hệ tiêu hóa, hô hấp, khả năng sinh sản, khả năng gây ung thư, gây đột biến hay dị biến gen.

– Các triệu chứng ngộ độc mãn tính và cấp tính.

– Các nguy hiểm về nhiệt độ, cháy nổ. Các thiết bị và quy chuẩn trong phòng cháy chữa cháy.

– Các thiết bị bảo hộ cần có khi làm việc với chúng.

– Quy trình và thao tác cụ thể khi làm việc với hàng hóa đó.

– Những tiêu chuẩn bảo quản, lưu trữ hàng hóa như: điều  kiện về nhiệt độ, không khí, độ ẩm, các chất không tương thích, …

– Phương pháp xử lý y tế trong trường hợp tai nạn hoặc ngộ độc khi tiếp xúc, sử dụng hàng hóa.

– Quy định về đóng gói, nhãn mác, tem và quy trình vận chuyển.

– Các tác động đến môi trường.

Với những chia sẻ trên, chắc chắn các bạn đã hiểu MSDS là gì và tại sao chúng ta thường bắt gặp những biến báo, biển cấm hay thông điệp cảnh báo nguy hiểm đối với những kho chứa hàng hóa nguy hiểm. Việc vận chuyển, bảo quản các loại hàng hóa này cần thiết phải tuân thủ theo những nội dung MSDS mà chúng ta đã đề cập.

TNT còn cung cấp một số dịch vụ khác:

Rate this post