Thủ tục xuất khẩu tổ yến

Nội Dung

Thủ tục xuất khẩu tổ yến ra nước ngoài

Bạn có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng tổ yến?

Bạn chưa nắm rõ quy trình, thủ tục để xuất khẩu mặt hàng tổ yến?

Hãy cùng TNT Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Thủ tục xuất khẩu tổ yến
Thủ tục xuất khẩu tổ yến

Tiềm năng xuất khẩu tổ yến

Tổ yến (yến sào) là tên một loại thực phẩm – dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc….

Tổ yến là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, mỗi kg tổ yến có giá thành từ hàng chục đến cả trăm triệu đồng. Nghề nuôi chim yến đang là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nước ta.

Nước ta có tiềm năng rất lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến do có bờ biển dài, nhiều đảo và các dãy núi nhô ra biển, ra các đầm, phá. Chất lượng sản phẩm yến sào của Việt Nam được đánh giá vượt trội so với các nước trong khu vực. Nhờ vậy, sản phẩm tổ yến được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Bên cạnh đó, các đơn vị nuôi yến và chế biến sản phẩm yến sào đã có kinh nghiệm cũng như bí quyết kỹ thuật trong khai thác, sản xuất rất khoa học và hiệu quả. Đây là một lợi thế để cạnh tranh và chiếm lĩnh vị thế trên thị trường xuất khẩu tổ yến.

Các bước làm thủ tục xuất khẩu tổ yến

Bước 1: Làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nộp tại ban quản lý an toàn thực phẩm

Bộ hồ sơ bao gồm :

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh sản phẩm Yến
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất Yến
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản; phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh

Lưu ý: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nơi sản xuất có thời gian 03 năm, sau 03 năm doanh nghiệp phải xin cấp lại, thành phần hồ sơ xin cấp lại giống ban đầu.

Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm tổ yến

Bạn chuẩn bị mẫu sản phẩm tổ yến, sau đó lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn pháp lý. Mang sản phẩm đến trung tâm để kiểm nghiệm.

Thủ tục xuất khẩu tổ yến
Thủ tục xuất khẩu tổ yến

Bước 3 : Tự công bố chất lượng sản phẩm tổ yến

Tự công bố sản phẩm dựa vào nghị định Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm và nộp tại Ban quản lý an toàn thực phẩm.

Bạn vào website http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn tải bản mẫu công bố sản phẩm và làm theo hướng dẫn, và kèm theo những giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ Ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ đăng tải hồ sơ công bố lên website, sau 3 đến 05 ngày hồ sơ của bạn sẽ đăng tải thành công.

Bước 4: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (hay còn gọi là giấy phép xuất khẩu)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do có tên gọi tiếng anh là Certificate of Free Sale do Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cứ vào quy định: Quyết định 10/2010/QĐ-TTg – Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

Bạn tải hồ sơ theo quy định tại nghị định 10/2010/QĐ-ttg và làm theo hướng dẫn sau đó kèm theo đầy đủ các giấy phép như :

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm Yến sào
  • Bản tự công bố sản phẩm

Bước 5: Giấy chứng nhận y tế (Health certificate – H/C)

Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng anh là Health Certificate do Bộ Y Tế quản lý và cấp giấy chứng nhận dựa vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu

Bạn vào Thông tư 52-2015-TT-BYT kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu thủ tục cấp chứng nhận xuất khẩu tải hồ sơ theo mẫu và làm theo hướng dẫn sau đó kèm theo những giấy tờ pháp lý như sau :

   + Giấy phép đăng ký kinh doanh

   + Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

   + Kết quả kiểm nghiệm (lưu ý: trên phiếu kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện số lô hàng, hạn sử dụng sản phẩm)

   + Bản tự công bố sản phẩm

Trong thời gian 05 đến 07 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ) bạn đến nhận kết quả là giấy chứng nhận lưu hành tự do; trường hợp có sửa đổi bổ sung thì Bộ Y Tế sẽ ra công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Khi có đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì công ty có thể tiến hành làm thủ hải quan tục xuất khẩu hàng hóa, bộ hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

– Invoice (Hóa đơn thương mại)

– Packing List (quy cách đóng gói hàng hóa)

– Sales contract (Hợp đồng mua bán)

– Tờ khai hải quan xuất khẩu

– C/O (chứng nhận xuất xứ)

– H/C – Health certificate (Kiểm dịch động vật)

Bạn quan tâm đến các chủ đề khác:

Rate this post