Nội Dung
Các phương thức thuê tàu trong vận tải đường biển
Vận tải hàng hóa bằng đường biển từ lâu đã trở thành một phương thức chuyên chở phổ biến trên thế giới. Với ưu điểm là chi phí rẻ, sức chuyên chở lớn nên thuận tiện cho việc chuyên chở các loại hàng hóa như máy móc thiết bị, thực phẩm, nguyên nhiên liệu….
Vậy có các hình thức thuê tàu nào trong phương thức vận tải đường biển đối với các chủ hàng không sở hữu tàu? Hãy cùng TNT Việt Nam tìm hiểu nhé.
4.1. Phương thức thuê tàu chợ
Khái niệm: là việc chủ hàng (Shipper) trực tiếp hay gián tiếp thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu chủ tàu (Ship owner) dành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở một lô hàng từ cảng này đến cảng khác và chấp nhận thanh toán tiền cước phí cho người chuyên chở theo một biểu cước đã định sẵn.
• Đặc điểm:
– Có 4 yếu tố cố định
o Liner: tuyến đường cố định
o Port: Cảng đến cố định
o Time table: Lịch trình cố định
o Tarriff: Biểu cước cố định
– Số lượng hàng không bị hạn chế, người thuê tàu không phải lo liệu công việc xếp dỡ hàng hóa vì chi phí xếp dỡ đã được tính vào trong biểu cước.
– Giá cước ổn định nhưng luôn ở mức cao, cao hơn nhiều so với giá cước thuê tàu chuyến hoặc tàu định hạn.
– Người thuê tàu không được tự do thỏa thuận các điều kiện chuyên chở mà thông thường phải chấp nhận các điều kiện quy định sẵn trong vận đơn và biểu cước của chủ tàu.
– Phương thức này không linh hoạt trong việc tổ chức chuyên chở trong trường hợp cảng xếp dỡ nằm ngoài hành trình quy định của tàu.
– Mối quan hệ giữa người thuê tàu và người chủ tàu được điều chỉnh bằng vận đơn
• Trình tự các bước tiến hành thuê tàu:
– Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu hỏi tàu đề vận chuyển hàng hoá cho mình.
– Bước 2: Người môi giới chào tàu hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note) Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cuớc với hãng tàu.
– Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thoả thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển.
– Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu.
– Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu.
– Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
• Các trường hợp áp dụng thuê tàu chợ:
– Khối lượng hàng hóa chuyên chở không lớn
– Tuyến đường vận chuyển hàng hóa trùng với tuyến đường tàu chạy đã định trước.
– Mặt hàng chủ yếu là hàng khô và hàng có bao bì hoặc hàng hóa được chuyên chở trong container.
– Áp dụng với tuyến đường thông thường.
4.2. Phương thức thuê tàu chuyến
Khái niệm: là khi chủ tàu (Shipper owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và được hưởng tiền cước thuê do hai bên thỏa thuận.
• Đặc điểm:
– Giá cước biến động mạnh, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người thuê và chủ tàu.
– Người thuê không bị ràng buộc bởi các điều kiện quy định sẵn trong vận đơn mà được tự do thương lượng và thỏa thuận trong hợp đồng.
– Tính linh hoạt cao, có thể thay đổi cảng xếp dỡ dễ dàng.
– Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp đòi hỏi người thuê tàu phải nắm vững các luật lệ buôn bán, vận tải quốc tế.
– Mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bởi hợp đồng thuê tàu chuyến.
• Các hình thức thuê tàu chuyến:
– Thuê một chuyến
– Thuê khứ hồi
– Thuê nhiều chuyến liên tục
– Thuê bao cả tàu trong một thời gian dài
– Thuê chở khoán
• Trình tự các bước thuê tàu chuyến
– Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hoá cho mình. Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin về hàng hoá như: tên hàng, bao bì đóng goi, số lượng hàng, hành trình của hàng…. để người môi giới có cơ sở tìm tàu.
– Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu Trên cơ sở những thông tin về hàng hoá do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở hàng hoá.
– Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi xếp dỡ….
– Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu: Sau khi có kết quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu.
– Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng Trước khi ký kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng. Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc bổ sung những điều đã thoả thuận cho phù hợp vì thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những nét chung.
– Bước 6: Thực hiện hợp đồng Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện Người thuê tàu vận chuyển hàng hoá ra cảng để xếp lên tàu. Khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (bill of lading to charter party)
4.3. Phương thức thuê tàu định hạn
Khái niệm: là chủ tàu (Ship owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa trong một khoảng thời gian và trong một hoặc nhiều vùng khai thác nhất định.
• Đặc điểm:
-Đây là hình thức cho thuê tài sản. Trong suốt thời gian cho thuê, quyền sở hữu con tàu vẫn thuộc tàu. Chủ tàu chỉ chuyển quyền sử dụng cho người thuê.
-Thời hạn thuê tàu không hạn chế.
-Cước phí cho thuế tàu được tính theo đơn vị thời gian.
–
Người thuê tàu được quyền điều động, sử dụng con tàu vào mục đích kinh doanh hợp pháp, tự trả chi phí nhiên liệu chạy tàu, chi phí xếp dỡ hàng hóa.
-Người thuê có trách nhiệm hoàn trả lại con tàu với tình trạng kỹ thuật tốt được ghi nhận sau khi kết thúc hợp đồng thuê tại nơi và thời điểm quy định.
-Mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu được điều chỉnh bằng hợp đồng thuê tàu định hạn.
• Các hình thức thuê tàu định hạn
– Thuê định hạn phổ thông: là hình thức cho thuê tàu định hạn gồm cả thuyền viên. Trong suốt thời gian thuê, thuyền trưởng và đội thuyền viên chịu
sự quản lý của người thuê. Tất cả các chi phí liên quan đến khai thác con tàu do người thuê chịu, trừ tiền lương, tiền ăn và phụ cấp cho thuyền viên.
– Thuê định hạn theo thời kỳ: thuê tàu trong một thời hạn nhất định.
– Thuê định hạn theo chuyến: là thuê định hạn nhưng chỉ một chuyến.
– Thuê tàu trần: là việc thuê một chiếc tàu có đầy đủ máy móc trang thiết bị tốt nhưng không có thuyền viên.
• Trình tự các bước thuê tàu định hạn
– Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để khai thác trên vùng nào đó. Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin về loại tàu, kích cỡ, tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng hóa dự kiến vận chuyển, vùng khai thác, … để người môi
giới có cơ sở tìm tàu.
– Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu Trên cơ sở những thông tin về tàu và vùng khai thác do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu,
chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu của người thuê tàu.
– Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của
hợp đồng thuê tàu như trang bị kỹ thuật, việc sửa chữa, mức tiêu hao nhiên liệu, mức cước phí/ngày tàu, thời gian thuê, nơi giao nhận tàu,
vùng khai thác, tình trạng thuyền viên,…
– Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu: Sau khi có kết quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết
quả đàm phán cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu.
– Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng Trước khi ký kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp
đồng.
– Bước 6: Thực hiện hợp đồng Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện
Có thể bạn quan tâm đến:
- Vận chuyển đường sắt trong nước
- Vận chuyển hàng hóa Thái Lan – Việt Nam
- Thủ tục xuất khẩu bưởi da xanh
- Thủ tục xuất khẩu chè khô