Cơ hội xuất khẩu xoài đi Hàn Quốc

Nội Dung

Cơ Hội Xuất Khẩu Xoài Sang Hàn Quốc, Cần Điều Kiện & Tiêu Chuẩn Gì?

Một thống kê cho thấy, năm ngoái xoài Việt Nam vào Hàn Quốc tăng mạnh và đứng thứ 4 trong những thị trường cung cấp cho nước này.

Cụ thể, trong 10 tháng năm 2020, xoài Việt Nam xuất khẩu vào nước này đạt 952 tấn, trị giá 3,3 triệu USD, tăng tới 64% về lượng và 68% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Điều đó cho thấy, nhu cầu tiêu dùng và sự ưa chuộng trái xoài Việt Nam của người dân Hàn Quốc ngày một tăng cao. Đây là cơ hội để cho các nhà kinh doanh trong nước, có thể tăng tốc đẩy mạnh vào thị trường này. Đồng thời, cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp mới.

Vậy xuất khẩu xoài chính ngạch sang Hàn Quốc phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?

Cơ hội xuất khẩu xoài đi Hàn Quốc
Cơ hội xuất khẩu xoài đi Hàn Quốc

Chúng tôi sẽ thông tin cho quý vị với các nội dung:

  • Đăng ký vườn trái cây xuất khẩu và cơ sở đóng gói.
  • Phân loại và đóng gói.
  • Phương pháp gia nhiệt bằng hơi nước nóng.
  • Giám sát kiểm dịch xuất khẩu và chứng nhận.
  • Đóng gói và dán nhãn.
  • Kiểm dịch nhập khẩu (kiểm dịch tại điểm đến – Hàn Quốc.
  • Kiểm dịch tại nơi sản xuất (Việt Nam).
  • Thời hạn tái xét duyệt.
  • Các loại sâu bệnh, côn trùng có hại thuộc tiêu chí kiểm dịch đối với hàng xoài tươi Việt Nam.

Trước hết trong bài viết này các bạn hãy cùng tìm hiểu về:

  • Đăng ký vườn trái cây xuất khẩu và cơ sở đóng gói.
  • Phân loại và đóng gói.
  • Phương pháp gia nhiệt bằng hơi nước nóng.
  • Giám sát kiểm dịch xuất khẩu và chứng nhận.

Đăng Ký Vườn Trái Cây (Xoài) Xuất Khẩu Và Cơ Sở Đóng Gói

Vườn sản xuất xoài để xuất khẩu cho Hàn Quốc) và cơ sở đóng gói xuất khẩu phải được đặt ở ĐBSCL. Đồng thời, phải đăng ký với Cục Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam vào mỗi năm.

Trái cây xuất khẩu phải được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, thực hành nông nghiệp tốt, an toàn về dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trong quá trình sản xuất cần đảm bảo không có sự xâm nhập của dịch bệnh.

Để đảm bảo xoài có mẫu mã đẹp, ko bị đục trái thì nhà vườn nên bao trái lại, hạn chế việc phun thuốc BVTV vào vườn.

Cơ sở đóng gói xuất khẩu phải thường xuyên được khử trùng và kiểm tra bởi Cục Bảo Vệ Thực Vât. Mỗi năm, Cục Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam phải thông báo cho APQA – Cục kiểm dịch nông lâm và chăn nuôi Hàn Quốc, danh sách các vườn trồng để xuất khẩu, các cơ sở đóng gói xuất khẩu bao gồm nhà máy gia nhiệt trước khi bắt đầu xuất khẩu xoài.

Phân Loại Và Đóng Gói Xuất Khẩu Xoài Sang Hàn Quốc

  • Xoài tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc chỉ được chọn và đóng gói tại những cơ sở đóng gói đã đăng ký với Cục Bảo Vệ Thực Vật.
  • Khi chọn xoài tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc, phải đảm bảo rằng: không được phân loại cùng với xoài được sản xuất trong vườn cây chưa đăng ký và những loại trái cây tươi khác loại
  • Cục Bảo Vệ Thực Vật phải giám sát khi phân loại xoài tươi, để đảm bảo rằng các loại sâu bệnh do phía Hàn Quốc yêu cầu không xâm nhập vào được và các chất ô nhiễm bao gồm trái cây nhiễm bệnh, dịch hại, đất và các mảnh vụn thực vật được loại bỏ.
  • Quá trình phân loại xoài tươi để xuất khẩu phải rửa bằng nước và ngâm trong 200ppm sodium hypochlorite ở 52 °C từ 2 đến 3 phút.

Phương Pháp Gia Nhiệt Bằng Hơi Nước Nóng

  • Xoài xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được gia nhiệt bằng hơi nước nóng sử dụng hơi nước bão hòa bằng cách tăng nhiệt độ lõi lên 47°C hoặc cao hơn trong 20 phút (độ ẩm tương đối trên 90 %).
  • Nhà máy gia nhiệt đăng ký với Cục Bảo Vệ Thực Vật và Cục Bảo Vệ Thực Vật sẽ phải giám sát , thường xuyên thực hiện kiểm tra.
  • Phương pháp gia nhiệt bằng hơi nước nóng được thực hiện trên mỗi lô hàng tại nhà máy được đăng kí với sự có mặt của kiểm dịch viên của Hàn Quốc và Việt Nam.

Giám Sát Kiểm Dịch Xuất Khẩu Xoài Và Chứng Nhận

Giám sát kiểm dịch xuất khẩu và chứng nhận:

Quá trình kiểm dịch xuất khẩu đối với xoài tươi đã được xử lý gia nhiệt sẽ được các chuyên gia kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam tiến hành lấy mẫu với số lượng trên >2% hoặc trên >600 trái của toàn bộ lô hàng. (Trong trường hợp tổng số lượng lô hàng là dưới 1000 trái thì sẽ kiểm tra 450 trái)

Đặc biệt, lô hàng phải được chứng nhận là không có sâu bọ thông qua mục tiêu kiểm tra đối với các loại sâu bệnh có hại bên trong quả tươi, đặc biệt là Cytosphaera mangiferae, Xanthomonas campestris pv. Mangiferaeindidae, Sternochetus frigidus, Sternochetus olivieri.

Kiểm dịch viên hai nước sẽ cắt lát tối thiểu 50 trái tươi trên mỗi lô hàng(lot) và phải kiểm tra xem bên trong có bị nhiễm các côn trùng, sâu bọ có hại (Sternochetus spp) hay không.

Trường hợp phát hiện ra ruồi đục quả còn sống trong quá trình kiểm tra, thì lô hàng sẽ bị lọai bỏ và việc giám sát xuất khẩu sẽ bị hoãn lại đến khi tìm ra được nguyên nhân và hoàn thành các biện pháp xử lý.

 

 

Rate this post