Nội Dung
Việt Nam và EU ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ngày 30/06/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, theo hiệp định này, các nước EU trong đó có Đan Mạch dành những ưu đãi thuế quan quan trọng cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngoài ra, từ nhiều năm nay, EU, trong đó có Đan Mạch duy trì cơ chế Ưu đãi Thuế quan Phổ Cấp (GSP – Generalized System of Preferences) dành cho các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong khoảng thời gian từ 01/08/2020 đến 31/07/2022 (trong vòng 2 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực), Doanh nghiệp được hưởng song song hai chế độ ưu đãi thuế quan theo EVFTA và GSP và được quyền chọn ưu đãi nào phù hợp hơn. Trường hợp chọn sưu đãi GSP thì sản phẩm phải đáp ứng quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ của GSP; trường hợp chọn ưu đãi thuế quan theo EVFTA thì sản phẩm phải đáp ứng quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ EVFTA. Từ 01/08/2022, cơ chế ưu đãi thuế quan GSP tự động chấm dứt, doanh nghiệp áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Tuy nhiên, EVFTA cho phép trong trường hợp thuế EVFTA cao hơn thuế GSP thì vẫn được hưởng thuế GSP. Dù chọn mức thuế ưu đãi nào, sản phẩm phải đáp ứng quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ EVFTA.
– Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần)
– Chứng nhận mã số thuế(nếu lần đầu xuất khẩu)
– Hợp đồng thương mại
– Packing list
– Biên bản bàn giao container
Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.
Các loại thuế có thể phải đóng khi nhập hàng về kinh doanh thường là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường,…
Trước tiên bạn cần phải xác định mã HS Code của hàng hóa đó để có thể tra cứu được mức thuế suất chính xác. Mã HS Code thường chỉ nêu tính chất chung của hàng hóa chứ không nêu rõ theo tên mặt hàng. Do đó, việc một mặt hàng có thể được áp dụng 2 mã HS Code là hoàn toàn có khả năng. Bạn có quyền lựa chọn mã HS có thuế suất ưu đãi hơn.
Những mặt hàng TNT thường xuyên nhận xuất khẩu sang Đan Mạch cho khách hàng gồm :
Với những lý do sau, chúng tôi mong rằng sẽ được bạn lưu tâm và có cơ hội trở thành người bạn, người đồng hành, nhà tư vấn tận tâm, người vận chuyển và “nhân viên xuất nhập khẩu” của bạn :
Có thể hỗ trợ bạn đưa ra một dự toán vận chuyển đầy đủ
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đưa ra một dự toán giá vốn đầy đủ, bao gồm cả tiền thuế, tiền vận chuyển trọn gói (vận chuyển quốc tế, vận chuyển nội địa, dịch vụ hải quan, giấy phép (nếu có)….) để có con số hỗ trợ cho quyết định kinh doanh.
Mạng lưới vận chuyển hàng hóa xuất khẩu toàn diện
TNT Logistics có thể đặt chỗ trên hầu khắp các airline, hãng tàu đến hầu khắp các nơi trên thế giới. chúng tôi có thể giao door to door tới gần 200 nước với giá cả cạnh tranh với nhiều lựa chọn dịch vụ.
Đội ngũ giàu kinh nghiệm
Phấn đấu không ngừng nghỉ cho sự hài lòng của khách hàng
Một số dịch vụ khác của TNT