Nội Dung
Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới. Quốc gia xứ phong đỏ này có nền sản xuất hết sức phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, khai khoáng, năng lượng, điện, dầu mỏ,… Trong những năm trở lại đây, giao dịch thương mại giữa Canada và Việt Nam tăng mạnh. Và tiềm năng còn rất cao khi mà hiệp định CPTPP đi vào thực tế. Vì vậy, nhu cầu tìm đến dịch vụ giao nhận, vận tải hàng hóa từ Canada nhập khẩu về Việt Nam ngày càng tăng.
Đối với tuyến từ Canada vận chuyển về Việt Nam, TNT Việt Nam khai thác cả vận chuyển hàng không và đường biển:
Vận chuyển từ cảng Vancouver/Toronto/Montreal/Calgary/Halifax về Hải Phòng/Cát Lái/Cái Mép của Việt Nam
Vận chuyển từ sân bay Toronto (YYZ), Montréal (YUL), Vancouver (YVR), Calgary (YYC), Edmonton (YEG), Halifax (YHZ), Ottawa (YOW) về Nội Bài (HAN) và Tân Sơn Nhất (SGN)
Hiện nay, các sản phẩm nhập khẩu từ Canada về Việt Nam rất đa dạng, chủ yếu là: Hàng thủy sản, Đậu tương, Sản phẩm hóa chất, Phân bón, Gỗ và sản phẩm gỗ, Kim loại sắt thép, Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng,…
Trong thời gian tới, thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada sẽ được áp dụng (theo Hiệp định CPTPP). Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước sẽ ngày càng tăng và đa dạng hơn nữa. Khi hàng về tới cửa khẩu Việt Nam, doanh nghiệp cần cung cấp bộ hồ sơ như sau để khai báo hải quan:
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing list)
– Tờ khai hải quan, có kết quả phân luồng
– Các chứng từ, giấy tờ liên quan hàng hóa khác (nếu có)
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada về Việt Nam, chủ hàng có thể lựa chọn 1 trong 2 phương thức vận tải: đường hàng không hoặc đường biển
Vận tải hàng không thường được sử dụng đối với hàng hóa có giá trị cao, hàng phục vụ dự án gấp hoặc đặc thù cần phải tiêu dùng nhanh. Tại Canada có các sân bay chính sau: Toronto (YYZ), Montréal (YUL), Vancouver (YVR), Calgary (YYC), Edmonton (YEG), Halifax (YHZ), Ottawa (YOW). Thời gian vận chuyển hàng không về tới Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất thường là từ 2-3 ngày.
Giá cước vận tải hàng không được tính theo các mức
MIN, (-45), (+45), (+100), (+300), (+500), (+1000). Tùy theo thực tế hàng hóa để tính cước. Để tính toán chi phí cho phù hợp, chủ hàng cần phải dựa vào các yếu tố sau khi thuê vận tải hàng không:
– Số lượng/khối lượng hàng hóa: khối lượng hàng hóa càng nhiều, cước phí sẽ càng cao
– Kích thước hàng hóa: với một số hàng hóa đặc thù, khối lượng sẽ được tính theo khối lượng quy đổi (Chargeable Weight). Hoặc hàng hóa quá cồng kềnh, phải tiến hành đặt freighter (máy bay chuyên chở hàng hóa) hoặc cả mâm trong khoang hàng.
– Điều kiện cơ sở giao hàng (hay được biết đến là Incoterms). Với mỗi điều kiện Incoterms, phần dịch vụ mà TNT cung cấp sẽ khác nhau. Đối với hàng air, một số điều kiện Incoterms thường được dùng là EXW (giao hàng tại xưởng), FCA (Giao hàng cho nhà chuyên chở), FOB (Giao hàng trên boong tàu). Do đó, quý khách hàng vui lòng cung cấp các thông tin về điều kiện Incoterms cho chuyên viên của TNT để được tư vấn đầy đủ và chính xác.
Đối với hàng hóa có số lượng lớn, không cần gấp, chủ hàng thường lựa chọn phương án vận tải đường biển. Hiện nay, TNT Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển container đường biển hàng hóa từ Canada về Việt Nam. Hàng hóa thường được đóng vào các loại container chính:
– Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường
– Container hàng rời: áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bằng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể sử dụng loại container này
– Container bảo ôn (Container lạnh): bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ
– Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài
– Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép, …
– Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng, …
Ngoài hình thức vận chuyển nguyên container (FCL), TNT Việt Nam nhận vận chuyển LCL: gom hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau vào 1 container để tổ chức vận chuyển. Hàng hóa thông thường sẽ được vận chuyển từ kho CFS đến kho CFS (Container Freight Station).