Ngày nay, các sản phẩm được làm từ dừa rất đa dạng và được con người rất ưa chuộng. Hầu như tất cả các bộ phận trên cây dừa đều có thể sử dụng được, chẳng hạn như thân dừa có thể dùng bắc cầu qua sông, làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lá dừa có thể dùng để đan nón, làm chổi quét nhà,… Đặc biệt là trái dừa, nó là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe và rất ngon. Nước dừa có thể dùng uống trực tiếp hoặc dùng để chế biến các món ăn, cơm dừa được dùng để chế biến các loại bánh, kẹo, mức. kể cả vỏ của trái dừa còn được dùng để chế biến thành xơ chỉ dừa và các đồ thủ công mỹ nghệ rất đẹp. Ngày nay các sản phẩm làm từ dừa được xuất khẩu đi rất nhiều, chủ yếu là các sản phẩm từ trái dừa: trái dừa tươi, chỉ xơ dừa, cơm dừa. Các phần trước mình đã hướng dẫn các bạn về thủ tục xuất khẩu chỉ xơ dừa, mụn dừa rồi (ai chưa đọc thì có thể xem lại bài trước nhé). Nên nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về thủ tục xuất khẩu cơm dừa sấy khô nhé.
Trước tiên, tham khảo qua về chính sách xuất khẩu của cơm dừa sấy khô.
Đối với sản phẩm cơm dừa sấy khô thì không thuộc đối tượng cấp xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu của nước ta, nên các bạn có thể xuất khẩu dễ dàng mà không cần phải xin bất kỳ một giấy phép nào cả.
Nhưng nên lưu ý, trước khi muốn xuất khẩu bất kỳ một mặt hàng nào, cần kiểm tra xem với đối tác của bạn ở nước ngoài có cần chứng nhận gì đặt biệt hay cần lưu ý gì thêm khi xuất khẩu hàng vào nước họ không. Nên hỏi trước như vậy để mình có thể chủ động hơn trong việc xuất khẩu và tránh phát sinh những chi phí không cần thiết.
Thường đối với hàng cơm dừa sấy khô xuất khẩu thì đầu nước ngoài sẽ yêu cầu các bạn cung cấp thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, hun trùng và chứng nhận xuất xứ. (gợi ý thêm đối với xuất khẩu trái dừa thì cũng làm tương tự nhé).
Vậy thì thủ tục kiểm dịch xuất khẩu cơm dừa sấy khô như thế nào?
Trước khoảng 2 ngày tàu chạy thì bạn tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng với cơ quan kiểm dịch. Bộ hồ sơ chuẩn bị cũng khá đơn giản:
Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật
Packing list
Mẫu của lô hàng có 2 trường hợp sẽ xảy ra ở bước này:
Cùng lúc với đăng ký kiểm dịch, các bạn mang theo mẫu để nộp luôn, nếu hồ sơ đúng thì sẽ ký xác nhận và cấp số tiếp nhận.
Còn nếu không đem mẫu lên hoặc đem theo mẫu nhưng có nghi ngờ mẫu không đạt chất lượng thì bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho đội giám sát, đội này sẽ ra cảng hoặc đến tận kho để lấy mẫu kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ ký xác nhận và cấp số tiếp nhận.
Còn về hun trùng cho lô hàng thì sao?
Việc này thì đơn giản, các bạn chỉ cần liên hệ với bên cung cấp dịch vụ hun trùng, cung cấp cho họ các chứng từ như: Invoice, packing list, booking. (là đủ để cấp chứng thư) Họ sẽ cử người ra cảng hun trùng cho các container hàng của bạn rồi cấp cho bạn chứng thư để gửi cho đầu nước ngoài.
Chỉ còn phần thủ tục hải quan xuất khẩu cơm dừa sấy nữa là hoàn thành mọi việc.
Công việc này thì đơn giản rồi, bạn chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ các chứng từ dưới đây để nộp cho hải quan hàng xuất.
Tờ khai xuất khẩu
Invoice, packing list
Bill of lading
Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary)
Chứng nhận xuất xứ (C/O) – nếu nhà nhập khẩu cần.
Chỉ thế thôi là đủ. Về Hs code cơm dừa sấy khô thì các bạn có thể tham khảo các mã dưới đây:
Mã hs code 08011100 – Dừa đã qua công đoạn làm khô
Mã hs code 08011200 – Dừa còn nguyên sọ (cơm dừa)
Mã hs code 08011910 – Dừa non
Mã hs code 08011990 – Loại khác.
Tóm lại: Thủ tục xuất khẩu cơm dừa sấy khô (trái dừa tươi cũng tương tự) gồm các bước: đóng hàng vào container (có thể đóng ở kho hoặc mang ra ICD để đóng hàng) –> Làm kiểm dịch thực vật –> Hun trùng cho lô hàng –> Làm thủ tục hải quan –> Thông quan –> Gửi bộ chứng từ sang cho đầu nước ngoài.
Cũng không khó lắm phải không nào! Nếu có vấn đề gì chưa rõ các bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình để được tư vấn thêm nhé. Bên mình có cung cấp dịch vụ trọn gói vận chuyển hàng từ kho ra cảng, làm kiểm dịch, hun trùng, thủ tục hải quan và vận chuyển quốc tế (đường Sea / Air – cước rất cạnh tranh luôn) nên cần hỗ trợ các bạn alo ngay nhé. “Các bạn chỉ cần tập trung bán sản phẩm, việc hậu cần cứu để chúng tôi lo”.